Nhiều sự cạnh tranh trong DV cho thuê máy xúc lật komatsu

Nhiều sự cạnh tranh trong DV cho thuê máy xúc lật komatsu

Có nhiều cách phân loại cạnh tranh trong dịch vụ cho thuê máy xúc lật komatsu dựa theo nhiều tiêu thức khác nhau, nhưng ngày nay trong phân tích đánh giá người ta dựa theo các tiêu thức sau:Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường cho thuê máy xúc lật, dựa vào tiêu thức này người ta chia cạnh tranh thành 3 loại:
- Cạnh tranh giữa người bán và người mua
Là một cạnh tranh diễn ra theo quy luật mua rẻ bán đắt. Trên thị trường người bán muốn bán sản phẩm của mình với giá cao nhất, nhưng người mua lại muốn mua hàng hoá với giá thấp nhất có thể. Giá cả cuối cùng được chấp nhận là giá cả thống nhất giữa người bán và người mua sau một quá trình mặc cả với nhau.
- Cạnh tranh giữa những người mua với nhau
Là cuộc cạnh tranh dựa trên sự cạnh tranh mua. Khi số lượng hàng hoá bán ra (cung) nhỏ hơn nhu cầu cần mua của người mua (cầu) tức là hàng hoá khan hiếm thì cuộc cạnh tranh trở nên quyết liệt, giá cả sẽ tăng lên vì người mua sẵn sàng chấp nhận giá cao để mua được hàng hoá cần mua.
- Cạnh tranh giữa người bán với người bán:
Là một cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau, thủ tiêu lẫn nhau để giành khách hàng và thị trường, cuộc cạnh tranh dẫn đến là giá cả giảm xuống và có lợi cho thị trường. Trong khi đó đối với những doanh nghiệp khi tham gia thị trường không chịu được sức ép sẽ phải bỏ thị trường, nhường thị phần của mình cho các doanh nghiệp có sức cạnh
Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế :
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành
Là một cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất một loại hàng hoá nhằm mục đích tiêu thụ hàng hoá có lợi hơn để thu lợi nhuận siêu ngạch bằng các biện pháp cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất làm cho giá trị hàng hoá cá biệt do doanh nghiệp sản xuất ra nhỏ hơn giá trị xã hội. Kết quả cuộc cạnh tranh này làm cho kỹ thuật sản xuất phát triển hơn.
- Cạnh tranh giữa các ngành
Là một cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hay đồng minh giữa các doanh nghiệp trong các ngành với nhau nhằm giành giật lợi nhuận cao nhất. Trong quá trình này xuất hiện sự phân bổ vốn đầu tư một cách tự nhiên giữa các ngành khác nhau, kết quả hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Căn cứ vào mức độ cạnh tranh:
- Cạnh tranh hoàn hảo:
Là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có nhiều người bán và không người nào có ưu thế để cung cấp một số lượng sản phẩm quan trọng mà có thể ảnh hưởng tới giá cả. Các sản phẩm làm ra được người mua xem là đồng nhất tức là ít có sự khác nhau về quy cách, phẩm chất, mẫu mã. Người bán tham gia trên thị trường chỉ có cách thích ứng với giá cả trên thị trường, họ chủ yếu tìm cách giảm chi phí và sản xuất một mức sản phẩm đến mức giới hạn mà tại đó chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên.
- Cạnh tranh không hoàn hảo:
Là cuộc cạnh tranh trên thị trường mà phần lớn sản phẩm của họ là không đồng nhất với nhau, mỗi sản phẩm có thể có nhiều nhãn hiệu khác nhau. Mỗi nhãn hiệu đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau mặc dù khác biệt giữa các sản phẩm là không đáng kể. Người bán có uy tín độc đáo đối với người mua do nhiều lý do khác nhau như khách hàng quen, gây được lòng tin. Người bán lôi kéo khách hàng về phía mình bằng nhiều cách: Quảng cáo, cung cấp dịch vụ, tín dụng ưu đãi trong giá cả... đây là loại cạnh tranh rất phổ biến trong giai đoạn hiện nay.
- Cạnh tranh độc quyền:
Là cạnh tranh trên thị trường ở đó chỉ có một số người bán sản phẩm thuần nhất hoặc nhiều người bán một loại sản phẩm không đồng nhất. Họ có thể kiểm soát gần như toàn bộ số lượng sản phẩm hay hàng hoá bán ra trên thị trường. Thị trường có sự pha trộn giữa độc quyền và cạnh tranh được gọi là thị trường cạnh tranh độc quyền. Điều kiện gia nhập hoặc rút khỏi thị trường cạnh tranh độc quyền có nhiều cản trở: Do vốn đàu tư lớn hay do độc quyền bí quyết công nghệ. Trong thị trường này không có cạnh tranh về giá cả mà một số người bán toàn quyền quyết định giá. Họ có thể định giá cao hơn hoặc thấp hơn tuỳ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng của sản phẩm, miễn sao cuối cùng họ thu được lợi nhuận tối đa.
Căn cứ vào tính chất của cạnh tranh, người ta chia thành :
- Cạnh tranh lành mạnh:
Cạnh tranh lành mạnh là cuộc cạnh tranh mà các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường dùng chính tiềm năng, nội lực của mình để cạnh tranh với các đối thủ. Những nội lực đó là khả năng về tài chính, về nguồn nhân lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, về uy tín, hình ảnh của công ty... trên thị trường hay của tất cả những gì tựu chung trong hàng hoá bao gồm cả hàng hoá cứng (hàng hoá hiện vật) và hàng hoá mềm (dịch vụ).
- Cạnh tranh không lành mạnh
Là cạnh tranh không bằng chính nội lực thực sự của doanh nghiệp mà dùng những thủ đoạn, mánh lới, mưu mẹo nhằm cạnh tranh một cách không công khai thông qua việc trốn tránh các nghĩa vụ mà Nhà nước yêu cầu và luồn lách qua những kẽ hở của pháp luật.
CHO THUÊ MÁY XÚC LẬT

Thương hiệu dịch vụ Cho thuê máy xúc lật BÌNH LỢI và hiện tại là cho thuê máy xúc lật kawasaki, komatsu đã, đang và tiếp tục khẳng định được vị thế của mình là một trong những thương hiệu có giá cho thuê máy xúc lật uy tín hàng đầu Việt Nam. Để có được vị thế như ngày hôm nay, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, kỹ thuật viên cùng thợ vận hành máy xúc lật đã nỗ lực không ngừng để tạo nên những hiệu quả và năng suất cao dành riêng cho các khu khai thác, hải cảng....Chúng tôi lấy uy tín làm đầu và chất lượng làm đảm bảo, luôn mang đến từng khách hàng những sự hài lòng tốt nhất

╬ ĐỊA CHỈ: Số 36 cụm 3 Tân Xuân - Xuân Đỉnh - Bắc Từ Liêm - Hà Nội ╬

╬ Tel: +84-4-37226115/37280287 - Fax: +84-4-37226119 ╬

╬ Email: sale01.binhloi@gmail.com - Website: www.binhloi-machinery.com ╬

Đăng nhận xét